Bối cảnh Bài ngoại và phân biệt chủng tộc liên quan đến đại dịch COVID-19

Đại dịch Covid-19 gợi lại nỗi sợ hãi và lo ngại do SARS 2003 và MERS 2012–2013 gây ra ở các quốc gia bị ảnh hưởng.[5] Giống như SARS, virus corona mới từ Trung Quốc và bị nghi ngờ có nguồn gốc từ virus ở dơi. Mặc dù không nguy hiểm như SARS (tỷ lệ tử vong khoảng 9-10%) nhưng virus corona mới này dễ lây lan hơn. Trong vòng hơn một tháng kể từ khi phát hiện ra, virus corona mới đã vượt qua tổng số người bị nhiễm SARS trong suốt 8 tháng dịch.[6] Trong khi vẫn chưa phát triển vắc-xin cho virus mới, nhiều thông tin về virus mới đã được biết đến và hơn 95% số ca nhiễm là người Trung Quốc, phản ứng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người châu Á và đặc biệt là người Trung Quốc bắt đầu nổi lên. Một cư dân Đức gốc Á than thở: "Với sự bùng phát virus corona, nó [sự phân biệt chủng tộc đối với người gốc Á] đã trở nên tồi tệ hơn.... về cơ bản chúng ta bị mắc kẹt giữa việc bị chế giễu và là người nhận sự kinh tởm."[7]

Một chủ đề phổ biến trong tâm lý bài Trung là định kiến người Trung Quốc có thói quen ăn thịt thú rừng. Một trong những nguồn nghi ngờ của virus corona mới là Chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, một khu chợ bán thịt động vật và hải sản ở trung tâm Vũ Hán, khiến virus lây lan từ động vật sang người (tương tự như SARS), mặc dù nguyên nhân thực sự cho chủng virus corona mới vẫn đang được điều tra và tạp chí y khoa The Lancet đã chỉ ra rằng 13 trong số 41 trường hợp nhiễm trùng ban đầu được biết là không có liên quan đến khu chợ và thời gian ủ bệnh hai tuần có nghĩa là virus có thể lây lan ở Vũ Hán trước khi đến nhóm người bị mắc bệnh ở chợ.[8][9] Các chuyên gia đã nói rằng nó không phải là về việc ăn thịt, nhưng quan trọng là cách nấu chín kỹ và vệ sinh trong việc chuẩn bị thức ăn. Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Leong Hoe Nam, người có liên quan mật thiết đến cuộc chiến chống SARS ở Singapore, cho biết "Đầu bếp có nguy cơ cao nhất... đó là trường hợp đúng người gặp virus không đúng lúc."[8]

Tâm lý kỳ thị và chủ nghĩa bài Trung Quốc phát sinh từ virus corona mới trở nên trầm trọng hơn bởi một video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một người có ảnh hưởng ở Trung Quốc tiêu thụ một bát súp dơi. Đoạn video đã đưa ra một bằng chứng về thói quen ăn uống "kinh tởm" của người Trung Quốc, mặc dù nó được xuất bản hơn ba năm trước khi dịch virus corona mới và được quay ở Palau, một quốc đảo ở Thái Bình Dương, nơi súp dơi là một món ngon.[8] Trong một bản op-ed, nhà báo Jeff Yang từ tờ CNN đã viết: "Sự vu khống về thực phẩm và vệ sinh từ lâu đã trở thành mũi nhọn của các cuộc tấn công bởi những người phương Tây khinh miệt (hoặc ghen tị) đang tìm cách biến người Trung Quốc trở nên dường như xa lạ, và do đó không thể chấp nhận đối với những đất nước "văn minh" của họ được." Anh nói tiếp: "Quay về thế kỷ 19, người Trung Quốc thường bị coi là "những kẻ ăn thịt chuột bẩn thỉu", những thước quảng cáo cổ điển cho thuốc khử chuột Rough on Rats đã bắt chước quan niệm này... khi nói rằng nó hiệu quả trong việc kiểm soát sâu bọ bằng những người Trung Quốc đói bụng."[7]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bài ngoại và phân biệt chủng tộc liên quan đến đại dịch COVID-19 //www.worldcat.org/issn/0099-9660 //www.worldcat.org/issn/0261-3077 //www.worldcat.org/issn/0362-4331 https://www.thenational.ae/world/oceania/coronavir... https://www.huffingtonpost.com.au/entry/coronaviru... https://www.sbs.com.au/news/this-is-racism-chinese... https://www.smh.com.au/national/nsw/south-korean-s... https://www.cbc.ca/radio/thecurrent/the-current-fo... https://www.freshdaily.ca/news/2020/01/ctv-peter-a... https://globalnews.ca/video/6494388/trudeau-condem...